Chủ nhật, ngày 19/01/2025, 11:01 (GMT +7)
Học sinh được trao quyền để đưa ra quyết định về trải nghiệm học tập của bản thân, cách sáng tạo và áp dụng kiến thức cũng như cách trình bày sản phẩm học tập của mình.
Đánh giá là một trải nghiệm học tập có ý nghĩa, tích cực và trao quyền cho học sinh mang lại bằng chứng kịp thời, phù hợp và hữu ích.
Học sinh nhận được sự hỗ trợ kịp thời, phân hóa dựa trên nhu cầu học tập cá nhân.
Học sinh đạt được tiến bộ dựa trên bằng chứng về sự thành thạo, chứ không phải thời gian trên lớp.
Học sinh tích cực học cách sử dụng các phương pháp và nhịp độ học tập khác nhau.
Các chiến lược để đảm bảo công bằng cho tất cả học sinh được đưa vào văn hóa, cấu trúc và phương pháp sư phạm của các trường học và hệ thống giáo dục.
Những kỳ vọng cao đối với việc học (kiến thức, kỹ năng và định hướng) rõ ràng, minh bạch, có thể đo lường và chuyển hóa.
Sáu khác biệt cơ bản dạy học tiếp cận nội dung và dạy học tiếp cận phát triển năng lực
Thứ nhất, về mục tiêu dạy học:
Dạy học theo định hướng nội dung | Dạy học theo định hướng phát triển năng lực |
- Chú trọng hình thành kiến thức, kỹ năng, thái độ; mục tiêu dạy học được mô tả không chi tiết và khó có thể quan sát, đánh giá được. - Lấy mục tiêu học để thi, học để hiểu làm trọng. | - Chú trọng hình thành phẩm chất và năng lực thông qua việc hình thành kiến thức, kỹ năng; mục tiêu dạy học được mô tả chi tiết và có thể quan sát, đánh giá được. - Học để sống, học để biết làm |
Thứ hai, về nội dung dạy học:
Dạy học theo định hướng nội dung | Dạy học theo định hướng phát triển năng lực |
- Nội dung được lựa chọn dựa vào các khoa học chuyên môn, được quy định chi tiết trong chương trình. - Chú trọng hệ thống kiến thức lý thuyết, sự phát triển tuần tự của các khái niệm, định luật, học thuyết khoa học. Sách giáo khoa được trình bày liền mạch thành hệ thống kiến thức. - Việc quy địnhcứng nhắc những nội dung chi tiết trong chương trình dễ bị thiếu tính cập nhật. | - Nội dung được lựa chọn nhằm đạt được kết quả đầu ra đã quy định; chương trình chỉ quy định những nội dung chính. - Chú trọng các kỹ năng thực hành, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn. Sách giáo khoa không trình bày thành hệ thống mà phân nhánh và xen kẽ kiến thức với hoạt động. - Nội dung chương trình không quá chi tiết, có tính mở nên tạo điều kiện để người dạy dễ cập nhật tri thức mới. |
Thứ ba, về phương pháp dạy học:
Dạy học theo định hướng nội dung | Dạy học theo định hướng phát triển năng lực |
- Người dạy là người truyền thụ tri thức, học sinh tiếp thu những tri thức được quy định sẵn. - Người học có phần “thụ động”, ít phản biện. - Giáo án thường được thiết kế theo trình tự đường thẳng, chung cho cả lớp - Người học khó có điều kiện tìm tòi bởi kiến thức đã được có sẵn trong sách. - Giáo viên sư dụng nhiều PPDH truyền thống (thuyết trình, hướng dẫn thực hành, trực quan…) | - Người dạy chủ yếu là người tổ chức, hỗ trợ trò chiếm lĩnh tri thức; chú trọng phát triển khả năng giải quyết vấn đề của trò. - Coi trọng các tổ chức hoạt động, trò chủ động tham gia các hoạt động. Coi trọng hướng dẫn trò tự tìm tòi - Giáo án được thiết kế phân nhánh, có sự phân hóa theo trình độ và năng lực. - Người học có nhiều cơ hội được bày tỏ ý kiến, tham gia phản biện. - Giáo viên sử dụng nhiều PPDH tích cực (giải quyết vấn đề, tự phát hiện, trải nghiệm…) kết hợp PP truyền thống |
Thứ tư, về môi trường học tập:
Dạy học theo định hướng nội dung | Dạy học theo định hướng phát triển năng lực |
Thường sắp xếp cố định (theo các dãy bàn), người dạy ở vị trí trung tâm. | Có tính linh hoạt, người dạy không luôn luôn ở vị trí trung tâm. |
Thứ năm, về đánh giá:
Dạy học theo định hướng nội dung | Dạy học theo định hướng phát triển năng lực |
- Tiêu chí đánh giá chủ yếu được xây dựng dựa trên kiến thức, kỹ năng, thái độ gắn với nội dung đã học, chưa quan tâm đầy đủ tới khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. - Người dạy thường được toàn quyền trong đánh giá. | - Tiêu chí đánh giá dựa vào kết quả “đầu ra”, quan tâm tới sự tiến bộ của người học, chú trọng khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. - Người học được tham gia vào đánh giá lẫn nhau. |
Thứ sáu, về sản phẩm giáo dục:
Dạy học theo định hướng nội dung | Dạy học theo định hướng phát triển năng lực |
- Tri thức người học có được chủ yếu là ghi nhớ - Do kiến thức có sẵn nên người học phụ thuộc vào Giáo trình/Tài liệu/Sách giáo khoa. - Ít chú ý đến khả năngứng dụng nên sản phẩm GD là những con người ít năng động, sáng tạo. | - Tri thức người học có được là khả năng áp dụng vào thực tiễn. - Phát huy sự tìm tòi nên người học không phụ thuộc vào Giáo trình/Tài liệu/Sách giáo khoa. - Phát huy khả năngứng dụng nên sản phẩm GD là những con người năng động, tự tin. |
9 đề mục về biện pháp đổi mới phương pháp dạy học:
1. Cải tiến các phương pháp dạy học truyền thống.
2. Kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học.
3. Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề.
4. Vận dụng dạy học theo tình huống.
5. Vận dụng dạy học định hướng hành động.
6. Tăng cường sử dụng phương tiện dạy học và công nghệ thông tin hợp lý hỗ trợ dạy học.
7. Sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo.
8. Chú trọng các phương pháp dạy học đặc thù bộ môn.
9. Bồi dưỡng phương pháp học tập tích cực cho học sinh.
10 phương pháp dạy học tích cực thành công nhất
1. PP dạy học tích cực số 1: Kỹ thuật “Các mảnh ghép” (Jigsaw).
2. Phương pháp dạy học số 2: Kỹ thuật khăn phủ bàn (Khăn trải bàn).
3. PP dạy học số 3: Kỹ thuật “Động não” hay “Công não” (Brainstorming).
4. Phương pháp dạy học tích cực số 4: Kĩ thuật “Bể cá”.
5. Hình thức dạy học tích cực số 5: Kĩ thuật “Tia chớp”.
6. Phương pháp dạy học số 6: Kỹ thuật “XYZ” ( Kỹ thuật 365).
7. Phương pháp giảng dạy tích cực số 7: Kỹ thuật “Lược đồ tư duy” hay “ Sơ đồ tư duy”.
8. PP dạy học tích cực số 8: Kỹ thuật “Chia sẻ nhóm đôi” (Think, Pair, Share).
9. Phương pháp dạy học số 9: Kỹ thuật Kipling ( 5W1H).
10. Phương pháp dạy học tích cực số 10: Kỹ thuật KWL (KWLH)10.
Bí quyết học online mùa dịch của thủ khoa trường chuyên
Các thủ khoa chỉ cách để không mất điểm 'oan' môn Toán thi tốt nghiệp THPT
Bí quyết ôn thi trong 2 tuần của thủ khoa Đại học Khoa học Tự nhiên năm 2020